UỐNG KHÁNG SINH NHẤT ĐỊNH PHẢI KÈM VỚI MEN VI SINH

Hoàng Tâm 11/08/2022
UỐNG KHÁNG SINH NHẤT ĐỊNH PHẢI KÈM VỚI MEN VI SINH

Nhiều mẹ than thở rằng rất sợ mỗi lần bác sĩ kê đơn cho con uống kháng sinh. Vì sau 10 lần uống kháng sinh thì phải đến 9 lần rưỡi con hết rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy đến biếng ăn. Mà con mới ốm dậy, đề kháng yếu lại bị “quật” thêm một lần nữa vì tác dụng phụ của kháng sinh thì cơ thể nào chịu nổi.Thế nên nhiều mẹ lại chuyển sang anti kháng sinh vì nó độc, nó hại.

Nhưng không phải tự nhiên mà người ta sản xuất ra kháng sinh phải không nào? Có những bệnh nhiễm khuẩn bắt buộc phải dùng kháng sinh thì mới khỏi được. Và đương nhiên độc thì sẽ có cách để giải độc và men vi sinh chính là thuốc giải độc cho nó

.

                                           Uống kháng sinh nhất định phải kèm men vi sinh

1. Vì sao uống kháng sinh nhất định phải kèm với men vi sinh

Nhưng biết làm thế nào được! Kháng sinh lại là “vũ khí” không thể thiếu giúp kìm hãm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh khi trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ví như khi trẻ sốt, tiêu chảy, cảm,… do vi khuẩn. Lúc này bắt buộc phải dùng kháng sinh thì mới khỏi được. Vì vậy, có thể hiểu cơ chế chung của thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, nó lại không thông minh đến mức nhận mặt được con nào có lợi, con nào có hại.

Vì vậy, khi nó tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời cũng sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Gây phá hủy hệ vi sinh đường ruột. Điều đó làm vi khuẩn có hại tăng sinh tạo sự lấn át đối với vi khuẩn có lợi. Gây ra mất cân bằng và xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ăn không ngon miệng và lười ăn… Và rất dễ rơi vào vòng lặp ốm đi ốm lại. Chính vì vậy mà đối với trẻ nhỏ, khi có chỉ định dùng kháng sinh thì cần dùng thêm men vi sinh.

Đến nay, chưa có ý kiến nào khẳng định men vi sinh ảnh hưởng xấu đến tác dụng của thuốc kháng sinh. Ngược lại khi trẻ phải sử dụng kháng sinh mẹ thường được khuyên nên bổ sung men vi sinh hoặc ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn nhằm cân bằng hệ vi sinh non nớt của bé. Bổ sung vi khuẩn tốt từ men vi sinh mỗi ngày trong suốt quá trình sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa tình trạng hệ tiêu hóa bị đảo lộn vì sự mất cân bằng vi khuẩn lâu dài.

2. Tác dụng của men vi sinh

2.1. Hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh

Men vi sinh hay còn gọi là probiotic. Đây là những vi sinh vật sống. Khi đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại những hiệu quả sau:

– Cân bằng vi khuẩn có lợi trong ruột.

– Cải thiện chức năng miễn dịch tại ruột và toàn thân, làm vững bền hàng rào niêm mạc ruột.– Bảo vệ cơ thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

– Tăng cường dung nạp và tiêu hóa các thức ăn cho cơ thể, từ đó giúp đường ruột khỏe mạnh.Nên kèm men vi sinh khi sử dụng kháng sinh ngay, đừng để có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa mới dùng.

2.2. Tăng cường miễn dịch cho bé

Khi con ốm hàng rào miễn dịch phải hoạt động cật lực để phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn dẫn đến tổn thương. Lợi khuẩn trong men vi sinh có tác dụng tăng miễn dịch với cả hai chức năng này.

– Đầu tiên, lợi khuẩn giúp điều hoá tế bào trong phản ứng miễn dịch, kích thích cytokine. Từ đó giúp nhạy cảm hơn phát hiện tác nhân gây hại.

– Ngoài ra, chúng tác động lên tuyến ức là trung tâm lớn nhất của cơ thể. Chúng có vai trò huấn luyện hệ miễn dịch và kích thích tế bào Lympho. Tăng sản xuất kháng thể IgA, IgE, IgM… Tiêu diệt mầm bệnh.

– Lợi khuẩn cũng giúp giảm kích ứng với thực phẩm.Có một số nghiên cứu chứng minh vai trò của lợi khuẩn giúp trung hòa các gốc tự do, tương tự các chất Oxi hoá.

– Ngoài ra men vi sinh còn thông qua hệ miễn dịch cũng giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn. Mẹ cần đặc biệt lưu ý không dùng men tiêu hóa để thay thế vì bản chất 2 loại men khác nhau hoàn toàn.

Tuy nhiên nếu muốn men vi sinh đạt hiệu quả tối đa, thì tùy theo tình trạng của bé mà chia giờ uống và liều uống men vi sinh khác nhau. Mẹ hãy để lại tháng tuổi và loại kháng sinh con đang dùng để Zeambi hỗ trợ nhé!

 

 

Viết bình luận của bạn:

Bài viết liên quan

Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook