Một cuộc khảo sát cho biết, Việt Nam nằm trong số các quốc gia ít hoạt động thể chất nhất trên thế giới. Đó là lý do khiến trẻ lười vận động.
1. Thực trạng lười vận động của trẻ em hiện nay
Có bố mẹ nào ở đây hay trao phần thưởng cho con bằng cách xem tivi hay điện thoại không? Có bố mẹ nào vào ngày cuối tuần, thường nằm dài trên chiếc sô-pha thay vì cùng con ra ngoài chạy nhảy vì lý do công việc mệt mỏi không?
Một cuộc khảo sát của Đại học Stanford, Mỹ cho biết, Việt Nam nằm trong số các quốc gia ít hoạt động thể chất nhất trên thế giới. Theo nghiên cứu của Bộ Y Tế có khoảng 46% học sinh trung học cơ sở và 39% học sinh tiểu học ở Hà Nội và TP HCM không hoạt động thể chất đủ theo tiêu chuẩn. Thay vì cho con vận động thể chất thì đa số các bạn sẽ chọn cách cho con học thêm Toán, Tiếng Anh để con có thành tích cao trong học tập. Điều này đã thực sự đúng đắn chưa?
2. Lười vận động ảnh hưởng tới chiều cao, sức khỏe và tinh thần của bé
2.1. Ảnh hưởng đến chiều cao
Lười vận động ảnh hưởng đến chiều cao của con
Lười vận động làm giảm phát triển chiều cao của trẻ. Một trong những yếu tố để trẻ hấp thu được lượng canxi nạp vào cơ thể đó là phải chú ý vận động. Nếu không có vận động, bạn có bỏ nhiêu tiền bổ sung canxi thì cũng vô dụng. Thêm vào đó làm hormone tăng trưởng của trẻ hoạt động không hiệu quả. Và trẻ có thể không đạt được mức tăng trưởng tối ưu trong những giai đoạn này.
2.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Thiếu vận động, tiêu hao ít nhưng hấp thụ nhiều. Từ đó, nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ em tăng lên gấp bội. Trung bình cứ mỗi giờ ngồi xem tivi, điện thoại hoặc máy tính, chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ sẽ tăng lên 0,22. Điều này cũng liên quan đến suy giảm chiều cao sau dậy thì cũng như liên quan đến những vấn đề sức khỏe khác như tim mạch, mỡ máu, đái tháo đường…
2.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
Lười vận động không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất mà còn là mối nguy hiểm với sức khỏe tinh thần của trẻ. Nguy cơ mất ngủ, rối loạn giấc ngủ sẽ tăng lên 2 lần khi trẻ sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn 4 giờ mỗi ngày. Trẻ cũng phải đối diện với các vấn đề về tâm lý nặng nề như trầm cảm, rối loạn lo âu. Hơn nữa, trẻ lười vận động thường có lòng tự trọng thấp và kém hòa đồng với bạn bè.
3. Nguyên nhân vì sao khiến trẻ lười vận động
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, trong suốt 15 năm qua, tình trạng lười vận động của trẻ em không hề giảm đi. Thậm chí còn có xu hướng tăng lên, tại sao lại như vậy?
– Sự phát triển của công nghệ: Thay vì nhảy dây, đá cầu, các em thích ngồi trước màn hình tivi cùng những bộ phim bom tấn. Thay vì bịt mắt bắt dê, con lại có xu hướng lựa chọn chơi game trên điện thoại. Mặt khác, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa cũng là nguyên nhân. Nó biến khu vui chơi, công viên thành đường xá, cao ốc và trung tâm thương mại. Những không gian vui chơi rộng rãi, an toàn cho trẻ ngày càng bị thu hẹp.
– Hậu thuẫn từ chính gia đình: Sự thật là người lớn chúng ta đang âm thầm hậu thuẫn cho thói quen ít vận động của trẻ nhỏ. Chúng ta thường để mặc trẻ chơi game, xem tivi.
– Gánh nặng học tập: Thay vì vui chơi, con phải gánh vác khối lượng bài vở khổng lồ cùng với áp lực thi cử và sự kỳ vọng quá lớn từ bố mẹ. Quỹ thời gian và tâm trí dành cho hoạt động thể lực của trẻ cứ thế mà bị bó hẹp lại dần.
4. Lời khuyên hoạt động thể chất dành cho trẻ
Trong mùa dịch, trẻ phải dành toàn bộ thời gian ở nhà. Bố mẹ cũng cần chú ý cho rèn luyện cho trẻ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới như sau:
4.1. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Tất cả trẻ sơ sinh nên hoạt động thể chất vài lần trong ngày. Đối với những trẻ chưa biết đi hay bò, có thể cho bé thực hiện những hoạt động ở tư thế nằm sấp. Ví dụ như với và cầm nắm đồ vật, tập trườn…, khoảng 30 phút và trải đều trong ngày.
4.2. Đối với trẻ dưới 5 tuổi
Tất cả trẻ nhỏ nên dành ít nhất 180 phút/ngày. Chú ý các loại hoạt động thể chất ở nhiều cường độ. Trong đó, với trẻ 3-4 tuổi nên dành ít nhất 60 phút. Các hoạt động thể chất từ trung bình đến cường độ mạnh.
4.3. Trẻ từ 5 -17 tuổi
Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên nên thực hiện ít nhất 60 phút mỗi ngày. Hoạt động thể chất vừa phải đến cường độ mạnh. Điều này nên bao gồm các hoạt động tăng cường cơ bắp và xương. Duy trì tập luyện it nhất 3 ngày mỗi tuần. Thực hiện hơn 60 phút hoạt động thể chất hàng ngày sẽ mang lại thêm lợi ích cho sức khỏe.
5. Làm thế nào để phát triển chiều cao tối đa cho con
Thay vì lười vận động khuyến khích con tập thể dục nhiều hơn
5.1. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con
Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao cho bé. Nhưng nó chỉ phát huy tác dụng khi kết hợp với chế độ dinh dưỡng đúng và đủ.
Dinh dưỡng cho trẻ phải đảm bảo đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ. Trong đó, những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực đến chiều cao của trẻ: canxi, vitamin D, vitamin K2.
Trong cơ thể người, thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng là canxi kết hợp với phospho. Chúng kết hợp làm cho xương và răng chắc khỏe. Một số nguồn thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, trứng, hải sản, sữa, sữa chua, phô mai… Đây là nguồn canxi dễ hấp thu và an toàn nhất cho trẻ.
5.2. Bổ sung vitamin D
– Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng. Chúng thông qua cơ chế phân phối canxi và phospho của cơ thể. Vitamin D làm tăng quá trình hấp thu canxi và phospho tại đường tiêu hoá. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến tình trạng thấp còi.
Có 3 nguồn lấy vitamin D chủ yếu các bạn có thể tham khảo: Từ ánh nắng mặt trời, từ thực phẩm hàng ngày và những sản phẩm bổ sung vitamin D trên thị trường.
5.3. Bổ sung vitamin K
– Vitamin K2: Gần đây có nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan trong việc giúp vitamin D định hướng canxi vào xương. Từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo xương. Vitamin K2 có thể được tìm thấy trong một số loại nấm ăn. Chúng cũng có trong các sản phẩm lên men như món đậu natto Nhật Bản, một số loại phô mai, sữa chua,… Hoặc các sản phẩm bổ sung vitamin K2.
Theo một nghiên cứu cho biết trạng thái ngủ say và sâu sẽ kích thích tuyến yên tiết ra hoóc-môn tăng trưởng. Như vậy, các bé ngủ say và sâu sẽ có chiều cao tốt hơn bé không ngủ đủ. Vì vậy, bố mẹ cần quy định giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ thật khoa học cho bé. Đảm bảo con ngủ ít nhất 8 tiếng 1 lần.
Như vậy, muốn con cao lớn thì bố mẹ cần đảm bảo tất cả các yếu tố ở trên. Đừng chỉ tập trung vào vi chất hay chỉ tập trung vào việc rèn luyện thân thể cho bé.