Cho trẻ ăn sai cách mà nhiều mẹ trẻ vẫn đang làm

Lê Việt Phương 14/02/2022
Cho trẻ ăn sai cách mà nhiều mẹ trẻ vẫn đang làm

Khi được hỏi: “Nguyên tắc vàng” của các bạn khi nấu ăn cho con là gì?

Có bạn trả lời rất nhanh:

– Nấu cháo/ bột bằng nước hầm xương

– Con mọc đủ răng rồi nhưng để tránh hóc thì cứ xay nhuyễn cho an tâm

– Kết hợp các món ăn đủ màu sắc…

Đây đều là những sai lầm mà nhiều mẹ trẻ mắc phải khi cho con ăn dặm, các bạn có biết không?

Cho con ăn dặm sai cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ, khiến bé chán ăn, cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Vậy cụ thể, những sai lầm đó là gì?

  • Trữ đông thức ăn

Bên cạnh các món có thể trữ đông như cháo, thịt, cá… thì cũng có một số loại thực phẩm các bạn không nên trữ đông cho con.

+ Rau xanh: Hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều. Khi rau đã được nấu chín và để quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ chuyển hóa thành nutrilite – chất chứa nguy cơ gây ung thư. Đun nóng lại cũng không thể khử được chất này.

Người lớn ăn rau còn không để qua đêm thì đừng vì tiện mà chế biến sẵn, nấu chín rau để trữ đông cho con các bạn nhé.

+ Cà rốt: Trong cà rốt có nitrat có thể gây thiếu máu ở trẻ vì vậy, các bạn không nên để cà rốt đã nấu chín trong tủ lạnh thời gian dài.

Bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo, khi nấu bột/cháo ăn dặm cho bé thì không sử dụng cà rốt nấu chín để ngăn đá. Nếu để ngăn lạnh thì không để lâu, chỉ để ăn trong ngày.

  • Rã đông thức ăn

+ Các bạn thường có thói quen sáng bỏ đồ cấp đông ra ngoài cho rã đông dần để trưa nấu cho con. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bất kỳ thực phẩm nào để tan trong nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian hơn 2 giờ đều rất dễ bị nhiễm khuẩn. Chính món thực phẩm đó cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Có thể gây ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm do bị nhiễm vi sinh vật.

+ Các loại rau, quả khi được cấp đông sau đó rã đông sẽ khiến hoa quả bị mềm, nhũn, mất chất và không còn được ngon nữa.

+ Nhiều bạn còn cấp đông lại thực phẩm đã rã đông nhưng điều này sẽ làm thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, giảm mùi vị thơm ngon, chất dinh dưỡng trong nó không được đảm bảo. Các bạn có thể sử dụng lò vi sóng, đun cách thủy hoặc rã đông trong ngăn mát tủ lạnh một phần vừa đủ với lượng ăn của con.

– Các món kỵ nhau

Nhiều bà mẹ bổ sung rất nhiều màu sắc trong món ăn của con để bé hứng thú với ăn uống nhưng lại quên mất một điều rằng, có rất nhiều loại thực phẩm kỵ nhau mà các bạn cần phải ghi nhớ để tránh nấu cho con.

+ Cà chua kỵ với khoai lang, khoai tây

+ Các loại động vật có vỏ như tôm nước ngọt kỵ với vitamin C có trong các loại thực phẩm như ớt, cà chua, mướp đắng, cam, quýt, chanh…

+ Cải bó xôi kỵ với tôm

+ Cam, quýt kỵ với sữa

+ Bí rợ kỵ với cải thìa

+ Sữa đậu nành kỵ với thịt heo, trứng gà

+ Trứng kỵ với óc heo

+ Hoa quả kỵ với hải sản, củ cải

+ Thịt ngỗng kỵ với quả lê

+ Đậu phụ kỵ với cải bó xôi, hẹ

+ Gan kỵ với giá đỗ, cà rốt, rau cần

+ Thịt bò kỵ với lươn, đậu đen

+ Dưa chuột kỵ với cà chua

+ Củ cải trắng kỵ với cà rốt

+ Phô mai kỵ với lươn, cua, mồng tơi, rau dền…

  • Tận dụng nước hầm xương

Các bà, các mẹ quan niệm, nước hầm bổ dưỡng vì những chất bổ tinh túy nhất đã tan vào nước. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, chất đạm có trong các loại thịt, cá, tôm… có nấu trong thời gian bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần thịt mà không hòa tan vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng tương tự.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước xương hầm có chứa nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng nhưng lại chứa rất ít chất đạm và canxi hữu cơ.

Trẻ dưới 1 tuổi cũng không thể hấp thu được chất béo có trong tủy xương động vật, thậm chí, trẻ ăn nhiều còn có nguy cơ đi ngoài hoặc phân sống.

Điều này lý giải vì sao bạn thường xuyên hầm xương nấu cháo cho con mà con vẫn s.uy d.inh d.ưỡng, thậm chí sụt cân.

  • Nêm gia vị cho món ăn của con

Nhiều bạn than rằng mẹ chồng bắt nêm gia vị cho con để bé ăn ngon chứ nấu không thì nhạt nhẽo, bé lười ăn là phải. Tuy nhiên, hãy giải thích cho mẹ bạn hiểu, chức năng thận của trẻ còn non nớt, đặc biệt là trẻ dưới 7 tháng tuổi. Việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Thận của bé chưa hoàn thiện về mặt chức năng, chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim, gây tổn thương não bộ của trẻ…

Tốt nhất, không nêm gia vị vào món ăn cho bé dưới 1 tuổi. Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ nếm bột/cháo của bé thấy vừa miệng có nghĩa là bột/cháo đó mặn so với bé.

– Ăn sai cấu trúc lứa tuổi

Con 3-4 tuổi, đã mọc đủ răng mà bạn lo lắng con không quen ăn thức ăn thô nên vẫn xay đồ ăn cho con. Ăn sai cấu trúc lứa tuổi sẽ làm hạn chế kỹ năng nhai của trẻ, bạn có biết không?

Nếu cha mẹ bỏ qua kỹ năng này, trẻ sẽ có nguy cơ chậm phát triển cũng như gặp các vấn đề về tiêu hóa. Trẻ sẽ quen với việc nuốt mà không biết nhai dẫn đến kém hấp thu chất dinh dưỡng, chậm lớn, trẻ cũng không phân biệt được thức ăn cứng hay mềm, giòn hay dai khi cho vào trong miệng.

Bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ.

Trẻ hay ăn chóng lớn là mong muốn lớn nhất của các ông bố, bà mẹ. Vì vậy, các bạn cần sửa được những sai lầm trên càng sớm càng tốt.

Có mẹ nào nhận ra mình đang cho con ăn sai cách không? Hãy com men trường hợp của bạn để cùng nghĩ cách giải quyết nhé!

Viết bình luận của bạn:

Bài viết liên quan

Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook