Những điều cần biết về sự phát triển và cách chăm sóc trẻ lúc 12 tháng tuổi

Lê Việt Phương 02/02/2022
Những điều cần biết về sự phát triển và cách chăm sóc trẻ lúc 12 tháng tuổi

Đã tròn 12 tháng từ lúc mẹ hạ sinh bé. Bé đã có những thay đổi rất nhiều từ lúc đó. Vậy những thay đổi và phát triển của bé ở giai đoạn này như thế nào và cách chăm sóc bé như thế nào là thích hợp? Hãy tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về sự phát triển và cách chăm sóc trẻ lúc 12 tháng tuổi.

Trước tiên, khi đọc đến bài viết này, tôi có lời chúc mừng các bà mẹ. Từ lúc “vượt cạn” đến nay, đã được 12 tháng rồi đấy. Biết bao thay đổi từ sức khỏe đến sinh lý và tâm tình của mẹ, bé và cả gia đình đều thay đổi. Một thành viên mới đã chào đời và đến nay là 12 tháng, bé đã có những thay đổi rất nhiều rồi.

Vậy thì cách chăm sóc bé có gì đặc biệt? Phải hiểu sự phát triển và sinh lý của bé thì mới có cách chăm sóc phù hợp được. Vì thế ta nên tìm hiểu những thay đổi về sinh lý, vận động và tâm thần kinh ở bé.

Những điều cần biết về sự phát triển và cách chăm sóc trẻ lúc 12 tháng tuổi Những điều cần biết về sự phát triển và cách chăm sóc trẻ lúc 12 tháng tuổi

1. Cân nặng của bé

  • Cân nặng của bé thay đổi khá nhiều vào thời điểm này. Thông thường, bé sẽ nặng gấp 3 lần cân nặng lúc sinh. Trung bình, bé đạt khoảng 10kg.
  • Lúc này mẹ có thể để bé thoải mái lên bàn cân riêng dành cho bé. Bé đã biết rất nhiều và hiểu chuyện. Bé cũng đã có thể đứng yên trên bàn cân được rồi đấy.

2. Chiều cao của bé

  • Chiều cao của bé tăng rất nhanh trong năm đầu tiên của cuộc đời. Thời điểm này bé có chiều cao từ 72-78cm, trung bình 75cm.
  • Bé hiện tại có thể đứng được. Để đo cho bé, mẹ có thể đưa bé đứng thẳng dựa vào tường và đánh dấu. Sau đó đo loại khoảng cách từ điểm đánh dấu đến mặt đất.

3. Sự phát triển của não bộ

  • Ta thường đánh dấu gián tiếp bằng cách đo vòng đầu của bé. Khi bé được khoảng 12 tháng tuổi, vòng đầu bé đạt 45cm.
  • Vào thời điểm này, não bộ bé gần như đã phát triển hoàn chỉnh như não người lớn. Tuy nhiên, mọi hoạt động của não bộ chưa phối hợp tốt với thân thể và chưa cân bằng. Não bộ bé lúc này đạt khối lượng khoảng 900g. Năng lực của não bộ lúc này cần rất nhiều sự kích thích và giáo dục để phát triển hoàn chỉnh nhất.
  • Một số bé đã đóng hoàn toàn thóp sau. Có một số bé đã đóng một phần hoặc hoàn toàn thóp trước. Thóp trước đóng muộn nhất ở khoảng 18 tháng tuổi.

4. Sự phát triển bộ răng

  • Hiện tại, bộ răng của bé vẫn là răng sữa. Bé lúc này đã mọc đủ bộ răng cửa. Một số bé bắt đầu mọc răng tiền hàm.
  • Cần chú ý khẩu phần và chế độ ăn của bé trong thời gian này. Bé đã có thể ăn được các thức ăn mềm. Hãy để bộ răng và hàm của bé được hoạt động.
 

Dụng cụ vệ sinh răng cho bé Dụng cụ vệ sinh răng cho bé

5. Sự phát triển vận động của bé giai đoạn 12 tháng tuổi

  • Bé đã đứng được và đang tập tễnh tập đi. Bé đã bắt đầu tập đi lần theo ghế hoặc nếu được dắt tay. Cột sống sẽ bắt đầu uốn cong tự nhiên ở thắt lưng. Nếu bé không thể đứng được, vào thời điểm này, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
  • Sự phối hợp các động tác của bé cũng khéo léo hơn rất nhiều. Có thể sắp xếp các đồ vật lại với nhau như các khối gỗ xếp chồng lên nhau để đứng vững. Biết nhặt và dùng một số đồ nhất định. Sự nhận biết hình ảnh không gian ba chiều cũng đã hình thành.
  • Lời nói cũng có sự thay đổi. Hiện tại bé đã có thể nói được từ ghép 2,3 tiếng. Bé có thể nói được một số âm tiết do người lớn đây. Nếu thời điểm này bé vẫn chưa có dấu hiệu phát triển ngôn ngữ, gia đình cần đưa bé đi khám bác sĩ.
  • Về mối quan hệ xung quanh, cũng có những thay đổi. Hiện tại bé đã có thể nhận biết một số việc được cho phép hoặc không được cho phép làm. Đây là thời điểm thích hợp cho bé làm quen với các dấu hiệu và cử chỉ. Cũng là thời điểm có thể dạy dỗ bé theo các dấu hiệu.

6. Cách chăm sóc bé 12 tháng tuổi

6.2. Dinh dưỡng thích hợp

  • Đến độ tuổi này bé bắt đầu mọc các răng tiền cối. Nhiệm vụ của chúng là giữa và nghiền thức ăn. Vì vậy, bé có thể tập ăn được các mẫu thịt nhỏ.
  • Như đã nhắc ở phần chăm sóc bé lúc 6 tháng tuổi, các bậc phụ huynh không nên nghiền thức ăn hay xay nhuyễn thức ăn cho bé dùng nữa. Rất là ngán và việc biếng ăn, chán ăn cũng một nguyên nhân là đây.
  • Cả nhà cũng cần chú ý cho bé dùng thêm các loại rau xanh, trái cây và yaourt để bé được cung cấp đủ các chất vi lượng, vitamin và vi sinh.

6.3. Vệ sinh khu vực xung quanh bé

  • Bé tập tễnh đi lại. Khu vực xung quanh bé cần được mở rộng hơn. Bé dễ dàng tiếp xúc với môi trường xung quanh hơn, Chính vì vậy cần vệ sinh khu vực bé thường chơi đùa. Các đồ chơi cũng nên được khử trùng bằng cách lau, rửa qua nước cho sạch.
  • Các đồ chơi cũng chú ý các món có kích thước nhỏ, bé có thể nuốt nhằm gây hốc dị vật.

6.4. Vấn đề tiêm chủng

  • Sức đề kháng của bé lúc này hoàn toàn là do sức của bé. Bé không còn được tiếp sức miễn dịch của mẹ thông qua sữa nữa. Mà cho dù mẹ vẫn không cai sữa, thì giai đoạn này, sữa cũng chứa rất ít các miễn dịch Ig.
  • Vậy để tránh các tác nhân bệnh nguy hiểm, có một số mũi khuyến cáo sau đây:
  1. Vắc xin 3 trong 1  phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella (mũi 1).
  2. Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu (mũi 1), mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
  3. Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 1). Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần. Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần ít nhất đến 15 tuổi.
  • Các mũi tiêm trên là các mũi “tiêu chuẩn” dành cho các bé giai đoạn 12 tháng tuổi. Nếu gia đình có điều kiện, có thể tham khảo một số mũi tiêm thêm như sau:
  1. Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A  hoặc  Vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A -B mũi 1 (Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 6 tháng).
  2. Vắc xin Synflorix phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi 4).
  • Hai mũi trên là hai mũi không bắt buộc. Tùy vào điều kiện của gia đình và sức khỏe cháu bé.

6.5. Sổ giun

  • Đây là vấn đề được đặt ra ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một phần vì lý do vệ sinh. Nhiều nơi chưa đủ điều kiện vệ sinh tốt, bé có thể bị nhiễm giun thời gian này.
  • 12 tháng tuổi là độ tuổi đủ sức cho bé, có thể dùng liều tẩy giun đầu tiên trong đời mình. Ở Việt Nam có các sản phẩm dành cho các bé chủ yếu chứa hoạt chất Mebenazole. Kèm theo tẩy giun cho bé, các mẹ hãy đánh dấu lên lịch, tẩy giun cho cả gia đình cùng lúc.
  • Sau đó, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. Đó là vấn đề phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn kí sinh trùng hiệu quả nhất.

Viết bình luận của bạn:

Bài viết liên quan

Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook