Bạn nào đang cho con bú bình thì việc cọ rửa, vệ sinh bình sữa cho con đã trở thành thói quen rồi đúng không nào? Tất cả chúng ta đều biết bình phải được vệ sinh thật sạch sẽ vì bé dùng trực tiếp hàng ngày. Có bạn cho bình sữa của con vào nồi nước đang sôi, có bạn lại đầu tư hẳn máy để vệ sinh và tiệt trùng bình. Tuy nhiên, nhiều bạn rất kỹ lưỡng cũng dễ gặp phải những sai lầm dưới đây, tạo điều kiện cho những loại vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh cho đường tiêu hóa của bé
Vệ sinh bình sữa chỉ làm sạch bằng nước
Các bạn thường nghĩ rằng “Sữa cũng giống như nước, chỉ cần rửa bằng nước sạch và tiệt trùng qua nước sôi là xong”. Nhưng dù là sữa công thức hay sữa mẹ vắt ra thì đều chứa rất nhiều chất béo, chúng thường bám rất chặt trên thành bình, núm vú dù bạn đã rửa bằng nước, khiến cho bình có mùi hôi khó chịu. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.
=> Bạn nên vệ sinh bình sữa một cách kỹ càng bằng bàn chải và nước rửa chuyên dụng. Đặc biệt chú ý tới những vị trí có rãnh sâu nên làm sạch thật kỹ, nhất là phần đáy bình để loại bỏ những chất cặn bã sót lại.
Khử trùng bình sữa quá muộn
Một số bạn thường có thói quen tối rửa bình sữa, sáng hôm sau khi chuẩn bị cho bé bú thì mới tiệt trùng bình vì nghĩ rằng như thế là đảm bảo vệ sinh nhất, hạn chế được vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.=> Bình sữa cần được khử trùng 1 lần/ngày để ngăn cản vi khuẩn sinh sôi. Ngay cả khi bạn đã rửa sạch bằng nước vẫn cần phải khử trùng ngay nhé.
Rửa bình và núm vú chung
Núm vú của bình sữa là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với miệng bé và cũng là nơi dễ đọng chất béo và bám cặn nhất nên các mẹ cần đặc biệt chú ý khi vệ sinh phần núm vú.=> Bạn nên ngâm núm vú trong nước ấm khoảng 30 – 45 phút, sau đó dùng bàn chải chà sạch và làm khô luôn.
Khi nào cần sử dụng mới rửa bình
Cho con bú xong thì con ngủ, mẹ cũng tranh thủ ngủ luôn, thôi thì để bình s ữa đấy lát dậy rửa rồi cho con bú tiếp cho tiện. Nếu bạn nào còn suy nghĩ này thì bỏ ngay đi nhé. Các bạn có biết, càng để lâu thì chất béo còn đọng lại trong bình sẽ càng bám chặt và rất khó để làm sạch. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh.=> Bạn nên vệ sinh sạch sẽ bình ngay sau khi cho bé bú xong, vệ sinh càng sớm thì hiệu quả làm sạch càng cao.
Để bình ẩm rồi cất đi
Rất nhiều bạn không có thói quen làm khô bình mà đậy nắp kín rồi cất đi luôn, cùng lắm thì lau qua qua rồi đem cất cho nhanh còn chạy vào chăm con. Như thế rất dễ nảy sinh vi khuẩn có hại.=> Ngay sau khi rửa xong, các bạn nên giữ cho bình s ữa, núm vú khô ráo nước và khô mới đậy lại cất đi.
Tiệt trùng ở nhiệt độ cao quá nhiều lần
Tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi là cách làm đơn giản và nhanh chóng mà bạn nào cũng biết. Nhiều bạn rất cẩn thận, cứ mỗi lần cho con bú là một lần tiệt trùng bình. Tuy nhiên, tiệt trùng quá nhiều lần trong 1 ngày thì bình s ữa rất nhanh bị nứt vỡ, đổi màu và biến dạng bởi bình được làm bằng nhựa thường không bền với nhiệt.
=> Trung bình mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này 1 lần và lựa chọn loại bình có chất liệu an toàn cho sức khỏe của bé.Bình s ữa của bé nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ gây mùi khó chịu, tạo cơ hội cho nấm mốc và các vi sinh vật sinh sôi, gây ra các vấn đề ng.uy h.iểm về hệ tiêu hóa của bé như đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Nếu chẳng may bé gặp phải tình trạng này, bạn hãy com men ngay tuổi và bé đã bị bao lâu rồi để được hỗ trợ sớm nhất có thể nhé