Giai đoạn bắt đầu từ lúc bạn có thai và kéo dài đến khi trẻ được 12 tháng tuổi là giai đoạn rất quan trọng. Nuôi dưỡng hợp lý trong giai đoạn này chính là sự đầu tư đúng đắn nhất giúp trẻ lớn lên mạnh khỏe, thông minh và hạnh phúc. Nuôi dưỡng hợp lý là sự cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, và phù hợp với tình trạng phát triển của trẻ theo từng giai đoạn và lứa tuổi.
Giai đoạn mang thai
Trong thời gian mang thai, bạn cần nguồn dinh dưỡng hợp lý cho sức khỏe của chính bạn và con yêu của bạn. Bạn cần:
- Ăn thêm ít nhất một bữa mỗi ngày.
- Uống bổ sung viên sắt và axit folic hàng ngày.
- Ăn thức ăn giàu sắt: Thịt có màu đỏ, cá, trứng, ngũ cốc, và rau xanh. Để tăng cường chất sắt, ngăn ngừa thiếu máu.
- Ăn nhiều hoa quả và đậu đỏ để tăng cường chất xơ.
- Uống nước tinh khiết hoặc đã nấu chín thường xuyên.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn cần tìm hiểu và được tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ.
Giai đoạn 0 đến 6 tháng tuổi
“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.
Trong vòng 1 giờ sau sinh:
Hãy cho bé được bú mẹ càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Những giọt sữa đầu tiên hay còn gọi là sữa non. Đóng vai trò như một liều vắc xin đầu tiên cho bé. Giàu vitamin A, kháng thể và các thành phần bảo vệ khác.
Việc cho bé bú, đặc biệt là khi bé được áp vào làn da của bạn. Sẽ giúp bé ổn định thân nhiệt, hô hấp và đường huyết, giúp bé cảm thấy được che chở và yêu thương.
Khi mới sinh, dạ dày của bé rất nhỏ (chỉ chứa khoảng 5-7 ml). Vì vậy trong vòng 3 ngày đầu sau sinh, bé chỉ cần một lượng nhỏ sữa non/sữa mẹ trong mỗi lần bú.
Ngay cả khi bạn phải sinh mổ. Bạn cũng vẫn có thể cho con bú với sự trợ giúp của người nhà hay cán bộ y tế.
Trong khoảng thời gian từ 1 giờ sau sinh đến 6 tháng tuổi:
Bạn chỉ cần cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Không cần bổ sung thêm sữa bột hoặc thức ăn hay các đồ uống khác kể cả nước. Sữa mẹ có đủ nước và mọi chất dinh dưỡng mà bé cần trong 6 tháng đầu như protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất… Sữa mẹ cũng chứa rất nhiều kháng thể giúp con bạn phòng tránh bệnh tật. Sữa mẹ có đầy đủ DHA/ARA và các hóc-môn cơ bản. Giúp não bộ và trí tuệ bé phát triển tối đa và giúp hoàn thiện hệ thống tiêu hóa của bé.
Trước khi được sinh ra, mẹ và bé là một cơ thể sống, chung nhịp đập, chung dòng tư tưởng tình cảm… Sau khi được sinh ra, bé và mẹ không còn là một. Nên bé luôn có cảm giác bất an, lo lắng, sợ hãi… Khi bạn cho bé bú cũng là lúc mẹ con kết nối giao tiếp với nhau. Những tín hiệu yêu thương từ mẹ truyền sang con qua từng ngụm sữa. Khi đó cũng là lúc bé có cơ hội quay về với những âm thanh rất đỗi quen thuộc với bé ( nhịp tim, nhịp mạch, hơi thở, hơi ấm…của mẹ). Đem lại sự thư giãn, sự an vui cho bé, là lúc bạn truyền hơi ấm của sự yêu thương cho bé yêu non nớt của bạn.
Bạn không cần cho trẻ uống thêm nước, ngay cả khi trời nóng vì sữa mẹ cung cấp đủ nước cho con bạn. Sữa mẹ sẽ càng tiết nhiều hơn khi bạn cho bú nhiều hơn. Ngoài ra, khi bạn cho bú sữa mẹ bạn có thể giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng cho chính bản thân bạn.
Giai đoạn dưới 1 tháng: Nếu bú mẹ, một bé sơ sinh cần được cho bú từ 8 đến 12 lần (mỗi cử bú cách nhau 2 đến 3 giờ) mỗi ngày hoặc tùy theo nhu cầu của bé. Những bé được nuôi bằng sữa công thức nên được cho bú khoảng 6 -8 lần mỗi ngày. Bé sơ sinh bắt đầu với 60 – 90 ml sữa công thức cho mỗi lần bú (60 – 90 gram sữa bột cho mỗi lần), khoảng 480- 710 ml mỗi ngày.
Trường hợp bé bú sữa mẹ, số lần cho bú sẽ giảm khi bé lớn dần. Nhưng lượng sữa thay thế sẽ tăng khoảng từ 180-240 ml/ lần.
Khoảng 2 tháng tuổi: Lứa tuổi này bé cần được cho bú mẹ mỗi 3-4 giờ hằng ngày. Bạn có thể vệ sinh lợi của bé bằng khăn mềm 1 hoặc 2 lần mỗi ngày.
Khoảng 4 tháng tuổi: Lứa tuổi này số lần bú mẹ có thể giảm xuống còn 4 -6 lần (mỗi cử bú cách nhau 4-5 giờ) mỗi ngày. Tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên. Nước trái cây không khuyến cáo bổ sung trong giai đoạn này.
Bé hay nuốt khí trong khi bú. Do vậy sau mỗi cử bú bạn nên bồng đứng bé và vỗ lưng giúp bé ợ hơi. Nếu bé bú sữa mẹ hay sữa công thức dưới 473 ml mỗi ngày thì bé cần được bổ sung vitamin D.
Không bao giờ được vệ sinh miệng bằng mật ong cho bé dưới 4 tháng. Vì mật ong chứa những bào tử có thể làm bé bị ngộ độc. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ để chống lại.
Mặc dù trẻ có thể ngủ suốt đêm, nhưng cha mẹ vẫn có thể đánh thức bé để cho bú. Nếu nhận thấy trong ngày bé ăn chưa đủ hoặc nếu bé thiếu cân. Nên thường xuyên kiểm tra cân nặng, kết hợp với bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng. Để giám sát quá trình phát triển của con bạn. Chắc chắn rằng bé có được những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ cho bạn biết khi nào cần phải cho bé ăn thêm các buổi ban đêm.
Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi:
Bé cần được tiếp tục cho bú mẹ hoặc sữa công thức khoảng 830-1330 ml/ngày. Sữa toàn phần không được khuyến cáo bổ sung cho bé dưới 1 tuổi. Không khuyến cáo bổ sung nước trái cây cho bé dưới 6 tháng tuổi.
Bé không nên tập ăn dặm quá sớm hay quá muộn. Trong một số trường hợp như mẹ bận rộn. Bé từ 5 tháng tuổi cũng có thể bắt đầu tập ăn dặm thêm những thức ăn lỏng. Cho bé ăn theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều, cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt…
Các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để làm quen với ăn dặm:
- Cân nặng gấp đôi lúc mới sinh.
- Bé có thể kiểm soát tốt đầu và cổ.
- Bé có thể ngồi được với sự giúp đỡ nhỏ của bạn.
- Bé có thể thể hiện việc hoàn toàn không đồng ý bằng cách xoay đầu đi nơi khác hoặc không mở miệng.
- Bé bắt đầu tỏ ra quan tâm (hứng thú) với thức ăn trong khi những người khác đang ăn.
Bắt đầu chuẩn bị thức ăn đặc cho bé với bột gạo ngũ cốc có tăng cường thêm chất sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức để làm loãng độ đặc. Bột ngũ cốc có thể được pha đặc hơn một tí để bé học cách kiễm soát thức ăn trong miệng.
- Lúc ban đầu, cho ăn bột ngũ cốc 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 hoặc 2 muỗng canh bột khô (trước khi trộn với sữa mẹ hay công thức).
- Dần dần tăng lên 3 hoặc 4 muỗng canh bột ngũ cốc.
- Không nên cho ăn bột ngũ cốc trong chai trừ khi có yêu cầu của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Ví dụ trong trường hợp bé bị trào ngược.
Trong thời gian bé ăn dặm với bột gạo ngũ cốc hằng ngày. Bạn nên thay đổi một loại bột ngũ cốc có bổ sung sắt mới mỗi tuần. Điều này giúp bạn có thể theo dõi bé có dung nạp hoặc dị ứng hay không.
Không bao giờ để bé trên giường với miệng vẫn còn đang ngậm bình sữa vì có thể dẫn đến sâu răng. Có thể dùng nước sạch thay thế nếu cần thiết. Trong trường hợp này cần trao đổi với bác sỹ. Vì bổ sung quá nhiều nước cũng có thể gây co giật ở bé.
Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi
Giai đoạn từ 6-8 tháng tuổi:
Khi con bạn bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian để thích nghi với thức ăn. Bé cần học cách nhai, đảo thức ăn trong miệng và nuốt thức ăn. Vì vậy bạn nên tập ăn cho bé ăn mỗi lần ăn 2-3 thìa nhỏ/ lần và ngày ăn 2 lần. Thời gian tập ăn thường trong vòng 2-3 ngày không kéo dài quá 1 tuần. Sau đó tăng dần lượng thức ăn cho phù hợp như tăng dần độ đậm đặc của thức ăn.
Giai đoạn từ 6 đến 7 tháng:
Trẻ giai đoạn này cần cung cấp số lượng sữa hằng ngày từ 710 ml đến 950 ml. Nếu bé chỉ được cung cấp dưới lượng sữa 473 ml mỗi ngày thì bé cần được bổ sung vitamin D. Bé chỉ cần bổ sung từ 120ml đến 180ml nước trái cây mỗi ngày khi thật cần thiết.
Giai đoạn từ 7 đến 8 tháng:
Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3 -5 lần một ngày. Viện Nhi khoa Mỹ khuyển cáo không bổ sung sữa bò cho bé dưới 12 tháng tuổi.
Trẻ sẽ bắt đầu bú ít sữa mẹ hoặc sữa công thức khi mà thức ăn đặc trở thành nguồn dinh dưỡng chính.
Sau khi bé đã thử nhiều loại bột khác nhau. Bạn cần kiểm tra sự dung nạp của cơ thể bé đối với các loại loại củ, quả được hầm nhừ:
- Hoa quả, củ hầm: thử 1loại/ lần và chờ 2 -3 ngày để kiểm tra có xuất hiện dị ứng nào không.
- Bắt đầu với rau củ thông thường như đậu xanh, khoai tây, cà rốt, khoai lang, bí, đậu hạt, củ cải đường. Và trái cây thường như chuối, quả mơ, táo, đào, dưa.
- Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên thử với rau trước khi thử với các loại củ. Vì khi thử loại củ ngọt quá sẽ làm bé không còn thích thú với các loại rau có ít ngọt hơn.
- Thử với 2-3 thìa rau, củ và 4 lần /ngày.
Lượng rau củ mỗi ngày cho bé mỗi ngày thay đổi từ 2 muỗng đến 2 cốc. Tùy thuộc vào trọng lượng của bé và việc bé đáp ứng tốt như thế nào khi. Độ đặc của thức ăn có thể được tăng lên dần dần tùy theo mức độ cho phép của cơ thể em bé.
Đối với những loại thức ăn mà bé có thể tự cầm ăn, chỉ nên đưa cho bé một ít. Nhưng tuyệt đối tránh những thức ăn như táo cắt khoanh, cắt lát mỏng, xúc xích, các loại hạt, kẹo tròn, rau cải chưa nấu…vì có thể khiến bé bị ngạt thở.
Bạn có thể để đưa cho bé tự cầm và ăn những loại thực phẩm như: rau cải nấu mềm, trái cây rửa sạch gọt vỏ, bánh qui, bánh mì nướng. Các loại thức ăn có vị mặn hoặc có đường nằm ngoài danh mục được khuyến cáo. Trong thời gian này các bé bắt đầu mọc răng. Nên có thể bổ sung thêm các thực phẩm giúp mọc răng. Như: bánh quy giúp mọc răng, bánh quy không muối,.. .
Giai đoạn từ 8-12 tháng tuổi:
Nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày, số lượng từ 710ml đến 950 ml. Nếu bé chỉ được cung cấp lượng sữa dưới 473 ml mỗi ngày thì bé cần được bổ sung vitamin D. Khẩu phần ăn của bé sẽ được chuẩn bị thêm các loại thịt hầm, thịt băm/thái nhỏ.
Trong sữa mẹ không có nguồn sắt dồi dào và bé chỉ đủ lượng sắt dự trữ cho đến 8 tháng tuổi nên bé sau 8 tháng cần bổ sung thêm thịt. Vào lúc này, thịt là nguồn cung cấp dinh dưỡng và bổ sung chất sắt tốt cho con bạn.
Tương tự với những thức ăn khác, ta cũng nên kiểm tra từng loại thịt trước khi đưa vào khẩu phần ăn thường xuyên của bé. Chỉ cho ăn 1 loại thịt / tuần, lượng thịt khoảng 3 muỗng canh/3lần/ngày, hầm và nghiền nhỏ thịt nạc. Lượng trái cây hoặc rau cải trong khẩu phần ăn của bé tăng đến 3 muỗng canh, 3 lần/ ngày. Có thể bổ sung thêm trứng 3-4 lần mỗi tuần. Nhưng chỉ cho bé ăn lòng đỏ trứng, cho đến khi bé được 1 tuổi. Bởi vì một số bé nhạy cảm với lòng trắng trứng.
Khoảng 12 tháng tuổi, đa số các bé không dùng bình sữa. Nếu bé vẫn còn dùng bình sữa thì nó chỉ nên dùng để chứa nước.
Trẻ từ 12 tháng tuổi
Khi trẻ được 1 tuổi, có thể thay thế sữa mẹ hay sữa công thức bằng sữa toàn phần. Trẻ dưới 2 tuổi không nên uống sữa có chất béo thấp ( 2%, 1% hoặc sữa đã được loại bỏ phần kem béo). Do lúc này bé cần thêm calories từ chất béo. Nhằm bảo đảm một quá trình tăng trưởng và phát triển hoàn thiện.
Trẻ em dưới 1 tuổi cũng không nên dùng sữa toàn phần hay sữa bò bởi nó có thể gây thiếu máu. Tuy nhiên bạn có thể cho bé dùng một lượng nhỏ phô mai. Phô mai làm từ sữa có hàm lượng béo thấp, hoặc yogurt.
Trẻ 1 tuổi cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ thịt, trái cây, rau, bánh mì và hạt ngũ cốc và nhóm sữa, đặt biệt sữa nguyên kem. Bạn có thể bổ sung nước trái cây có chứa vitamin C cho bé từ 110ml đến 170 ml mỗi ngày. Cũng như khuyến khích bé uống thêm nước được đun sôi.
Cung cấp nhiều loại thức ăn sẽ giúp đảm bảo đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho bé. Trẻ giai đoạn tập đi không tăng trưởng nhanh như lúc nhỏ. Do vậy dinh dưỡng cho bé cũng thay đổi theo cho phù hợp suốt 2 năm đầu đời. Mặc dù bé vẫn tăng cân nhưng tốc độ tăng cân không nhanh như giai đoạn sơ sinh (tăng gấp đôi cân nặng).
Lưu ý rằng, giai đoạn này bé đang học cách bò và tập đi nên rất hiếu động. Do vậy, bé có thể sẽ ăn ít thức ăn trong 1 bữa ăn. Nhưng sẽ ăn thường xuyên (4 -6 lần) trong cả ngày. Vì vậy, cha mẹ nên chuẩn bị thêm những cử ăn nhẹ cho bé.
Cách lưu trữ sữa mẹ
- Sữa mẹ có thể giữ ở nhiệt độ phòng trong vòng 3-4 giờ.
- Để trữ sữa mẹ lâu hơn: bạn nên sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng. Nên ghi chú ngày trữ sữa và trữ trong tủ lạnh: Ở nhiệt độ 39F (4C) có thể giữ được từ 3 đến 8 ngày; ở 0 F (-18C) có thể giữ được từ 3 đến 6 tháng. Ở -4F (-20C) có thể giữ được từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên nếu sữa lưu trữ trên 3 tháng có thể giảm chất lượng và có mùi khó chịu.
- Sau khi trữ lạnh bạn cần để túi sữa vào cốc nước ấm trong vài phút. Sau đó lắc nhẹ trước khi cho bé sử dụng.
- Lưu ý không nên sử dụng lò vi sóng để rã đông sữa.
Lời khuyên về ăn uống
- Không nên cho bé dùng thức ăn đặc quá sớm.
- Chỉ nên cho ăn một loại thức ăn mới trong vài ngày. Rồi theo dõi có xuất hiện phản ứng dị ứng hay không (phát ban, ói mữa, tiêu chảy).
- Không cho ăn thức ăn đặc vào bình sữa.
- Nếu con của bạn không thích thức loại thực phẩm mới, hãy cho bé thử lại một lần khác.
An toàn trong các bữa ăn
- Không nên để thức ăn bị nhiễm bẩn. Nhằm bảo vệ trẻ khỏi những bệnh lây nhiễm do thức ăn gây ra.
- Thức ăn của trẻ phải được chứa/ đựng trong những hộp có nắp, đậy kín, và bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 ngày.
- Sử dụng muỗng nhỏ khi đút bé ăn.
- Tránh đặt trẻ nằm trên giường, ngậm bình có chứa sữa, nước trái cây, nước giải khát ngọt. Vì có thể làm phát triển những bệnh răng miệng. Nếu thực sự cần, hãy cho trẻ dùng nước lọc.
- Tránh những thức ăn có thể khiến cho trẻ bị nghẹt thở.
Khuyến khích trẻ ăn dặm
- Cho trẻ ngồi ăn cùng mâm cơm gia đình để trẻ biết được không khí, giờ giấc khi ăn.
- Nếu được nên khuyến khích trẻ tự tay múc ăn phần ăn của mình. Điều này giúp trẻ tập sự khóe léo và giúp lựa chọn thức ăn trẻ ưa thích.
- Mỗi bữa ăn của trẻ nên giới hạn khoảng 30 phút. Việc kéo dài thời gian ăn hay tăng số lần ăn trong ngày. Chỉ làm trẻ cảm thấy sợ, trẻ sẽ tìm cách phản đối như la khóc, chạy trốn, ói, ngậm thức ăn…
- Không nên ép trẻ khi trẻ không ăn nữa bởi vì bản năng sẽ mách bảo trẻ ăn khi đói.
- Hãy để trẻ tự nhắc đến giờ ăn của mình, trẻ sẽ tập được thói quen ăn uống điều độ.
- Không cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì (ngoài trừ nước uống) trước bữa ăn 1 giờ.
- Nếu muốn cho trẻ uống sữa hay ăn trái cây hãy dùng ngay sau bữa ăn chính.
Những lời khuyên khác
- Có thể cho trẻ uống nước giữa những bữa ăn.
- Việc cho trẻ ăn chất ngọt hoặc nước giải khát có đường không được khuyến cáo. Vì chúng sẽ làm hỏng sự thèm ăn và góp phần làm sâu răng.
- Muối, đường, gia vị mạnh cũng không được khuyến cáo.